Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất, có thể gặp ở bất kỳ ai bao gồm cả người lớn và trẻ em. Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng với tần suất bằng hoặc nhiều hơn 3 lần trong một ngày, bệnh được chia thành 2 dạng: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Vậy nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh tiêu chảy này nhé!
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy là:
– Vi rút: Nhiễm virus như virus cúm, norovirus hay rotavirus. Trong đó, rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
– Vi trùng: Nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
Ngộ độc thực phẩm: Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Vệ sinh kém: Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
– Ký sinh trùng: Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước, do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
– Thuốc men: Sử dụng một số thuốc như kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc kháng axit có chứa magie…
– Các bệnh lý ảnh hưởng đến dạ dày, ruột non hay đại tràng như bệnh Crohn.
– Buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu (sepsis), các bệnh truyền nhiễm liên quan đến sex, viêm tai… cũng có thể gây ra tiêu chảy.
– Cơ thể không dung nạp được đường lastose (có trong sữa bò).
Rượu, cà phê :Kích thích ruột gây tiêu chảy.
2. Triệu chứng tiêu chảy thường gặp.
Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:
Triệu chứng tiêu chảy thường gặp
- Đi ngoài phân lỏng như nước
- Tăng số lần đại tiện
- Đau quặn bụng
- Đau vùng bụng
- Sốt cao
- Có máu trong phân
- Có chất nhầy trong phân
- Mất nước vừa hoặc nặng
- Phân nổi trên nước
- Buồn nôn hoặc nôn
- Có cảm giác cần phải đi vệ sinh
- Trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn: Nếu mắc tả, bệnh nhân có thể sẽ đi ngoài không kiểm soát (vài chục lần trong ngày). Phân dạng nước, màu đục như nước vo gạo hoặc màu trong, mùi hôi tanh khó chịu, không lẫn máu. Trong phân có lợn cợn nhiều vảy trắng, các vảy này mang nhiều vi khuẩn tả.
3. Những đối tượng có nguy cơ cao bị tiêu chảy.
- Tuổi: Trẻ em (dưới 5 tuổi), người già (trên 60 tuổi).
- Ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy và không áp dụng các biện pháp phòng bệnh
- Sống tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…
- Lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ
- Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt
- Sống tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt…
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 145 836
Email: info@PyLoRa.com
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Tiêu Chảy Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoDi Từ Mỹ
Nguồn: PyLoDi.com
Bài viết liên quan
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Tiêu Chảy
Chia sẻTiêu chảy là hiện tượng đi cầu phân lỏng với số lượng nhiều và [...]
Th6
Nguyên Nhân Tiêu Chảy Mãn Tính
Chia sẻBệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, [...]
Th6
Những Biến Chứng Tiêu Chảy Thường Gặp Ở Trẻ
Chia sẻTiêu chảy là bệnh thông thường mà hầu hết đứa trẻ nào cũng đã [...]
Th6